Góp ý Dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12 của Bộ Tài chính

05/05/2023
0

HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

_________________

Số: 24 /2021/CV- HTĐGVN

V/v: Về việc góp ý Dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12 của Bộ Tài chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

 

Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2021

 

Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

                               

         Theo đề nghị của Quý Phòng về việc góp ý kiến vào Dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12 của Bộ Tài chính; Sau khi nghiên cứu Hội Thẩm định giá Việt Nam có ý kiến như sau:

         Hội Thẩm định giá Việt Nam về cơ bản nhất trí với nội dung của Dự thảo. Dự thảo đã kế thừa các nội dung còn phù hợp của Thông tư số 122/20217/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 và bổ sung được nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu Thẩm định giá doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay và sắp tới.

         Để góp phần hoàn chỉnh Dự thảo, Hội Thẩm định giá Việt Nam xin được góp ý như sau:

         A. Góp ý tổng quát:

         Hiện nay, Ngành Giá Việt Nam đã là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế; Vì vậy các quy định của pháp luật về thẩm định giá nói chung và Tiêu chuẩn thẩm định giá nói riêng mà Việt Nam ban hành cần có sự tham chiếu thêm với Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế để bảo đảm tính tương đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “công nhận lẫn nhau” và tổ chức hoạt động thẩm định giá xuyên quốc gia của các nước có ngành nghề thẩm định giá.

         B. Các góp ý cụ thể:

         Về tên gọi của Tiêu chuẩn, đề nghị chỉnh lại là “Thẩm định giá Doanh nghiệp và Lợi ích doanh nghiệp” cho phù hợp Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và thực tiễn thẩm định giá hiện nay.

         I/ Về Quy định chung

         1.1 Về phạm vi điều chỉnh , đề nghị chỉnh lại như sau: “Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích doanh nghiệp.

         1.2 Đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số nội dung sau vào phần Quy định chung (sau Điểm 3 và trước Điểm 4 - Giải thích từ ngữ):

         1.2.1 “ Định nghĩa về những bộ phận cấu thành một doanh nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích thẩm định giá. Tuy nhiên, nhìn chung một doanh nghiệp thực hiện một hoạt động thương mại, công nghiệp, dịch vụ hoặc đầu tư nào đó. Doanh nghiệp có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như các tập đoàn, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,… Giá trị của một doanh nghiệp có thể khác với tổng giá trị các tài sản riêng lẻ hoặc nợ phải trả tạo nên doanh nghiệp đó. Khi giá trị doanh nghiệp lớn hơn tổng tài sản vô hình và hữu hình được ghi nhận và không được ghi nhận của doanh nghiệp, thì giá trị vượt trội thường được gọi là giá trị hoạt động liên tục  hoặc lợi thế kinh doanh.”

         (Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hiện hành)

         1.2.2 Thẩm định viên phải xác định xem việc thẩm định giá là của toàn bộ doanh nghiệp, cổ phiếu hay cổ phần của doanh nghiệp (cho dù là lợi ích kiểm soát hay không kiểm soát) hay hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Loại giá trị được cung cấp phải phù hợp với mục đích thẩm định giá. Điều đặc biệt quan trọng là xác định rõ ràng thẩm định giá doanh nghiệp hay các lợi ích doanh nghiệp, ngay cả khi việc thẩm định giá được thực hiện trên toàn bộ doanh nghiệp, giá trị vẫn thể hiện theo những mức độ khác nhau. Ví dụ:

         (a) Giá trị doanh nghiệp: Thường được mô tả là tổng giá trị của vốn chủ sở hữu trong kinh doanh cộng với giá trị nợ hoặc các khoản nợ liên quan đến nợ, trừ đi mọi khoản tiền hoặc các khoản tương đương tiền có sẵn để đáp ứng các khoản nợ đó.

         (b) Tổng giá trị vốn đầu tư: Tổng số tiền hiện đang đầu tư trong một doanh nghiệp, bất kể nguồn gốc, thường được phản ánh là giá trị của tổng tài sản trừ đi nợ phải trả và tiền mặt.

         (c) Giá trị hoạt động: Tổng giá trị các hoạt động của doanh nghiệp, không bao gồm giá trị của các tài sản phi hoạt động và nợ phải trả.

         (d) Giá trị vốn chủ sở hữu: Giá trị của một doanh nghiệp tính cho tất cả các cổ đông là chủ sở hữu.

         (Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hiện hành)

         1.2.3 Thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ cho các mục đích khác nhau bao gồm thâu tóm, sáp nhập và bán doanh nghiệp, thuế, kiện tụng, thủ tục phá sản và báo cáo tài chính,… Thẩm định giá doanh nghiệp cũng cần các yếu tố đầu vào hoặc các bước thực hiện trong quá trình thẩm định giá khác như thẩm định giá quyền chọn cổ phiếu, các loại cổ phiếu đặc biệt hoặc nợ vay.

         (Căn cứ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hiện hành)

         II. Về Nội dung tiêu chuẩn

         1. Cần thống nhất trong sử dụng thuật ngữ: Trang 3: Điểm 1.2, gạch đầu dòng thứ 3 từ trên xuống: lãi cơ bản trên một cổ phiếu (EPS); Trang 5: Điểm 3.6, gạch đầu dòng thứ 1 từ trên xuống: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Đề nghị sử dụng thống nhất thuật ngữ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

         2. Về các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá

         2.1 Đề nghị bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung sau tại Điểm 2 - Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá:

         2.1.1 Đề nghị chỉnh sửa lại đoạn sau (đoạn thứ 2 phần gạch đầu dòng thứ 3 từ trên xuống tại Điểm 2 trang 4): “Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá…...” thành “Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động đã được đánh giá lại bằng các phương pháp phù hợp tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá…...”

         2.1.2 Đề nghị bổ sung hướng dẫn cách “đánh giá giảm trừ phần giá trị quyền kiểm soát” nêu ở cuối Điểm 2- Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá

         2.2 Đề nghị bổ sung một số nội dung sau  vào cuối Điểm 2 trước Điểm 3 phần II cho phù hợp với Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế :

         2.2.1 Ba nguồn dữ liệu thường dùng nhất để thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích kinh doanh trong cách tiếp cận từ thị trường là:

         (a) Thị trường cổ phiếu phổ thông trong đó lợi ích chủ sở hữu của các doanh nghiệp tương tự được giao dịch.

         (b) thị trường mua lại trong đó toàn bộ doanh nghiệp hoặc các lợi ích kiểm soát trong các doanh nghiệp được mua và bán.

         (c) Những giao dịch lịch sử về cổ phần hoặc các lựa chọn khác cho quyền chủ sở hữu của doanh nghiệp thẩm định giá.

         2.2.2 Phải có một cơ sở hợp lý để so sánh và dựa vào các doanh nghiệp tương tự theo cách tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp tương tự phải trong cùng một ngành với doanh nghiệp thẩm định giá hoặc trong một ngành mà các biến số kinh tế là tương tự. Các yếu tố cần được xem xét trong việc đánh giá căn cứ hợp lý để so sánh bao gồm:

         (a) Các doanh nghiệp tương tự với doanh nghiệp thẩm định giá về các đặc điểm kinh doanh về định tính và định lượng

         (b) số lượng và tính xác minh của dữ liệu về các doanh nghiệp tương tự và

         (c) liệu giá của các doanh nghiệp tương tự có thể hiện là một giao dịch độc lập và thông thường không.

         2.2.3 Thu nhập và dòng tiền có liên quan đến doanh nghiệp hay các lợi ích kinh doanh có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau và có thể là trước hoặc sau thuế. Tỷ suất vốn hóa hay tỷ suất chiết khấu được áp dụng phải phù hợp với loại dòng tiền hay dòng thu nhập được sử dụng.

         2.2.4 Loại dòng tiền hay dòng thu nhập nên phù hợp với loại tài sản được thẩm định giá. Ví dụ:

         (a) Giá trị doanh nghiệp thường được tính bằng cách sử dụng dòng tiền trước chi phí vay và tỷ suất chiết khấu phù hợp áp dụng cho dòng tiền cấp doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí vốn.

         (b) Giá trị vốn chủ sở hữu thường được tính bằng cách sử dụng dòng tiền vốn chủ sở hữu, đó là dòng tiền sau chi phí vay và tỷ suất chiết khấu phù hợp với dòng tiền chẳng hạn như chi phí vốn chủ sở hữu.

         2.2.5 Cách tiếp cận từ thu nhập yêu cầu ước tính tỷ suất vốn hóa khi vốn hóa dòng thu nhập hoặc dòng tiền và tỷ suất chiết khấu để chiết khấu dòng tiền. Trong việc ước tính tỷ suất phù hợp, những nhân tố như mức lãi suất, tỷ suất sinh lợi kì vọng của các bên tham gia đối với những khoản đầu tư tương tự và rủi ro vốn có trong dòng lợi ích dự kiến cần được xem xét.

         2.2.6 Trong những phương pháp chiết khấu dòng tiền, tăng trưởng kì vọng có thể được xem xét rõ trong thu nhập hoặc dòng tiền dự kiến. Trong phương pháp vốn hóa, sự tăng trưởng kì vọng thường phản ánh trong tỷ suất vốn hóa. Nếu một dòng tiền dự kiến thể hiện dưới dạng danh nghĩa, nên dùng tỷ suất chiết khấu có tính đến sự thay đổi giá trong tương lai do lạm phát hoặc giảm phát. Nếu một dòng tiền dự kiến là dòng tiền thực, nên dùng tỷ suất chiết khấu không tính đến sự thay đổi giá do lạm phát hoặc giảm phát.

         2.2.7 Theo cách tiếp cận từ thu nhập, báo cáo tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp thường được dùng là chỉ dẫn để ước tính thu nhập hoặc dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Xác định xu hướng trong quá khứ theo thời gian thông qua việc phân tích các tỷ số có thể cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá mức rủi ro hoạt động kinh doanh trong ngành và sự kì vọng cho sự phát triển trong tương lai.

         2.2.8 Sự điều chỉnh là phù hợp để phản ánh sự khác nhau giữa các dòng tiền thực trong quá khứ và dòng tiền mà người mua biết tại thời điểm thẩm định giá. Ví dụ:

         (a) Điều chỉnh doanh thu và chi phí ở mức hợp lý để đại diện cho sự hoạt động liên tục kì vọng,

         (b) Thể hiện dữ liệu tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá và các doanh nghiệp so sánh trên cùng một cơ sở phù hợp,

         (c) Điều chỉnh các giao dịch không độc lập (như các hợp đồng với khách hàng hay nhà cung cấp) theo tỷ lệ thị trường,

         (d) Điều chỉnh chi phí nhân công hoặc chi phí thuê hoặc kí hợp đồng liên quan với các bên để thể hiện giá và các tỷ lệ thị trường.

         (e) Phản ánh tác động của các phát sinh không định kỳ từ các khoản mục doanh thu và chi phí lịch sử. Ví dụ về các phát sinh không định kỳ bao gồm tổn thất do đình công, khởi động nhà máy mới và hiện tượng thời tiết. Tuy nhiên, dòng tiền dự báo sẽ phản ánh các khoản thu hoặc chi phí không thường xuyên, các khoản này có thể dự đoán một cách hợp lý và các phát sinh trong quá khứ có thể là dấu hiệu của các phát sinh tương tự trong tương lai.

         (f) Điều chỉnh hạch toán hàng tồn kho để so sánh với các doanh nghiệp tương tự, mà những tài khoản được ghi nhận dựa trên một cơ sở khác so với doanh nghiệp cần thẩm định giá hoặc để phản ánh thực trạng kinh tế chính xác hơn.

         2.2.9 Khi sử dụng phương pháp thu nhập, có thể cần phải thực hiện các điều chỉnh thẩm định giá để phản ánh các vấn đề không được đề cập trong dự báo dòng tiền hoặc tỷ suất chiết khấu đã tính toán. Các ví dụ có thể bao gồm các điều chỉnh về khả năng thị trường của lãi suất được định giá hoặc lãi suất được định giá là lợi ích kiểm soát hay lợi ích không kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thẩm định viên cần đảm bảo rằng các điều chỉnh cho thẩm định giá không phản ánh các yếu tố đã được phản ánh trong dòng tiền hoặc tỷ suất chiết khấu. Ví dụ, cho dù lợi ích được thẩm định giá là lợi ích có kiểm soát hay không kiểm soát thì cũng đã được phản ánh trong dòng tiền dự báo.

         2.2.10 Trong khi nhiều doanh nghiệp có thể thẩm định giá bằng cách sử dụng một kịch bản dòng tiền duy nhất, thẩm định viên có thể áp dụng nhiều kịch bản hoặc mô hình tính toán, đặc biệt là khi có sự không chắc chắn của số tiền hoặc thời gian của dòng tiền tương lai.

         3. Về Cách tiếp cận thị trường

         Đề nghị chỉnh sửa lại một số nội dung sau:

         3.1 Trang 4, mục 3.1: gạch đầu dòng thứ 2 từ trên xuống: Các tỷ số thị trường cần xem xét được sử dụng trong phương pháp tỷ số bình quân bao gồm: … tỷ số giá trên giá trị sổ sách bình quân ()… → sửa lại là: … tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân ()… 

         3.2 Trang 6, mục 3.7 Ước tính giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá :

         Điểm b), gạch đầu dòng thứ 1 từ trên xuống: Xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá, giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số thị trường → sửa lại là: Xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá, giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

Công thức:

Giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá

=

EBITDA của doanh nghiệp cần thẩm định giá

×

bình quân của các doanh nghiệp so sánh

+

Giá trị tiền và các khoản tương đương tiền

         bình quân của các doanh nghiệp so sánh → sửa lại là: tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

-        Điểm b), gạch đầu dòng thứ 2 từ trên xuống:

ü Dấu + đầu dòng thứ 1: Xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số thị trường → sửa lại là: Xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số giá trên thu nhập bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

Công thức:

 

Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

=

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4 quý gần nhất của doanh nghiệp cần thẩm định giá

×

bình quân của các doanh nghiệp so sánh

         bình quân của các doanh nghiệp so sánh → sửa lại là: tỷ số giá trên thu nhập bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

ü Dấu + đầu dòng thứ 2: Xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số thị trường → sửa lại là: Xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

công thức:

Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

=

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá gần nhất thời điểm thẩm định giá

×

bình quân của các doanh nghiệp so sánh

         bình quân của các doanh nghiệp so sánh → sửa lại là: tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

ü Dấu + đầu dòng thứ 3: Xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số thị trường → sửa lại là: Xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá theo tỷ số giá trên doanh thu bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

công thức:

Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

=

Doanh thu thuần 4 quý gần nhất của doanh nghiệp cần thẩm định thẩm định giá

×

bình quân của các doanh nghiệp so sánh

         bình quân của các doanh nghiệp so sánh → sửa lại là: tỷ số giá trên doanh thu bình quân của các doanh nghiệp so sánh.

         4. Về Phương pháp tài sản

         4.1 Tại gạch đầu dòng thứ 2 từ trên xuống của Khoản c, Điểm 5.4, phần  II:

         Đối với các Khoản phải thu thì có hướng dẫn “Giá trị các khoản phải thu được xác định theo số dư thực tế trên cơ sở các bằng chứng liên quan được cung cấp, trường hợp không có đủ bằng chứng thì xác định theo số liệu trên sổ kế toán. Đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được, các khoản nợ phải thu đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, thẩm định viên phải căn cứ vào hồ sơ, thông tin được cung cấp để xác định giá trị thu hồi ước tính và nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.”, nhưng đối với các khoản phải trả thì chưa có hướng dẫn. Ví dụ: Nợ phải trả trường hợp không phải trả, được xóa nợ... thì sao? Đề nghị bổ sung hướng dẫn cho rõ.

         4.2 Tại Điểm 5.5 Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá

          Đề nghị chỉnh sửa đoạn: “trong đó: tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định theo cơ cấu vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá, chi phí nợ được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền lãi suất các khoản nợ của doanh nghiệp cần thẩm định giá.” nêu tại Bước 3 Phương pháp 1 thành “trong đó: tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định theo cơ cấu vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá, chi phí nợ được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền lãi suất các khoản nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá.” Cho phù hợp với nội dung nêu ở Bước 3 Phương pháp 2.

         Cần làm rõ tổng nợ là nợ có phát sinh chi phí lãi vay (kể cả vay ngắn hạn và vay dài hạncó kèm lãi suất vay kể cả lãi suất 0% hay loại bỏ khoản vay có lãi suất 0%).

         5. Về phương pháp dòng tiền tự do của doanh nghiệp

         5.1 Đề nghị tại công thức xác định Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Re) nêu ở Khoản d1, Điểm 6.4, Phần II: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro (Rf) nếu không có sự khác biệt giữa (Rf) trong và ngoài giá trị Phần bù rủi ro thị trường (MRP), do MRP = Rm-Rf, thì  không cần thêm ký hiệu (R’f) để phân biệt giữa 2 giá trị (Rf).

         5.2 Việc loại bỏ sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn trong hệ số rủi ro

Công thức tính hệ số rủi ro phi đòn bẩy bU không được thể hiện nên không có cơ sở để góp ý.

         Ngoài ra Beta tính toán hoàn toàn dựa trên dữ liệu lịch sử, là Beta chưa được điều chỉnh nên không phải là một chỉ số tốt để dự báo cho tương lai. Mà theo thống kê, Beta theo thời gian sẽ có tính hoàn nguyên, tức là nếu thời gian kéo dài đáng kể thì Beta trên 1 (một) sẽ giảm và Beta dưới 1 (một) sẽ tăng trở lại 1. Bởi vì hầu hết các công ty có xu hướng phát triển về quy mô và sở hữu nhiều tài sản hơn, theo thời gian, giá trị beta của họ dao động ít hơn, dẫn đến giá trị beta trung bình đảo ngược. Vậy, thẩm định viên có cần áp dụng mô hình điều chỉnh Beta để tính toán bU điều chỉnh (Adjusted Beta) được chính xác hay không? Nhất là trường hợp một số công ty xác định bU chưa điều chỉnh thì rất thấp (âm hoặc tiệm cận 1) dẫn đến xác định Re thấp, không tương xứng thực tế, Re thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ (Rm).

         Các cách tính Beta điều chỉnh đã được các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty chứng khoán trong nước sử dụng như:

         bU điều chỉnh= α0 + (α1*bU chưa điều chỉnh) với α0 + α1 = 1 và α0 càng lớn thì Beta được điều chỉnh sẽ tiến về phía 1 càng nhanh.

Nguồn: https://financetrain.com/adjusted-and-unadjusted-beta/

         Ước tính của tổ chức tài chính Bloomberg theo công thức của Blume:

Adjusted Beta = Regression Beta (0.67) + 1.00 (0.33)với α0 + α= 2/3 + 1/3 = 0,67 + 0,33 = 1

         6. Hầu hết các công thức tính toán trong các điểm 6.5; 6.6 ; các công thức tính toán của Điểm 7; Điểm 8 Phần phương pháp chiết khấu dòng cổ tức đều không được thể hiện ở Dự thảo nên không có cơ sở góp ý.

         Trên đây là một số góp ý của Hội Thẩm định giá Việt Nam, kính đề nghị VCCI nghiên cứu, tổng hợp để góp ý với Bộ Tài chính.

 

Nơi nhận:

Như trên

- Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

- Các thành viên BCH Hội.

- Các Ban: Ban Pháp chế, Ban Nghiên cứu và chuyển giao khoa học TĐG.

- Các hội viên tổ chức.

- Lưu VP

CHỦ TỊCH

 

(đã ký)

 

Nguyễn Tiến Thỏa

Viết bình luận của bạn:
hotline 024 36410056